Bạn muốn làm giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể nhưng chưa biết thực hiện thế nào? Hãy cùng Quang Minh tìm hiểu cách làm nhé. Ngay hôm nay, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0932 068 886 để được tư vấn và sử dụng dịch vụ thành lập công ty nhé.
Để có thể làm giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể bạn cần trang bị một số thông tin. Để việc thực hiện tránh sai sót và suôn sẻ khi đăng ký kinh doanh sau này. Bài viết sau đây, Quang Minh sẽ hướng dẫn chi tiết các nội dung trong giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Căn cứ pháp lý để đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Bạn cần tìm hiểu một số căn cứ pháp lý của Chính phủ về việc làm giấy đăng ký. Cụ thể như sau:
- Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ. Về việc đăng ký doanh nghiệp; (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2015);
- Căn cứ Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 được ban hành từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp; (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2016);
- Căn cứ Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2012 được ban hành từ Bộ Tài chính. Quy định về mức thu; chế độ thu phí; nộp; quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh và chi phí để cung cấp thông tin doanh nghiệp; (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/12/2012).
Các đối tượng không cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Để thành lập một hộ kinh doanh cá thể, bạn cần làm giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Nhưng nếu bạn thuộc 05 đối tượng sau đây thì sẽ không cần đăng ký kinh doanh.
Những trường hợp đó là:
- Hộ gia đình có hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc làm muối;
- Người kinh doanh buôn bán mặt hàng rong, quà vặt và buôn chuyến;
- Cá nhân kinh doanh lưu động;
- Người tham gia kinh doanh thời vụ;
- Người làm kinh doanh dịch vụ nhưng có thu nhập thấp.
Những điều kiện chính để bạn thành lập hộ kinh doanh cá thể
Để đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, cần đảm bảo đủ các điều kiện cơ bản sau:
Liên quan đến chủ hộ và hộ kinh doanh cá thể
- Cá nhân/nhóm từ 18 tuổi trở lên, người có năng lực hành vi dân sự, thuộc quốc tịch Việt Nam, .
- Thực hiện sản xuất kinh doanh mức độ thường xuyên, quy mô ổn định.
- Cá nhân hay hộ gia đình chỉ được phép đăng ký 1 hộ kinh doanh trên cả nước.
- Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh cá thể không cùng lúc là thành viên công ty hợp doanh hay chủ doanh nghiệp tư nhân.
Liên quan đến tên của hộ kinh doanh
- Tên hộ kinh doanh cá thể gồm: Loại hình hộ kinh doanh và tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng hộ kinh doanh được sử dụng từ chữ cái thuộc bảng chữ cái tiếng Việt, và chữ số và ký hiệu.
- Không dùng ký hiệu, từ ngữ ảnh hưởng đến văn hóa, thuần phong mỹ tục dân tộc.
- Không được trùng hợp với tên các hộ kinh doanh đã đăng ký trước.
- Không dùng cụm từ “doanh nghiệp” hay “công ty”.
- Và các điều kiện khác.
Liên quan đến ngành nghề kinh doanh
- Ghi rõ ngành nghề kinh doanh trên giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
- Được phép kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm.
- Có quyền kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi thực hiện đủ các điều kiện. Đồng thời, luôn phải thực hiện các điều kiện đó trong giai đoạn hoạt động kinh doanh.
Đối với số lượng thành viên hộ kinh doanh cá thể
- Hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép sử dụng tối đa 10 người lao động.
- Nếu sử dụng hơn 10 lao động, cần đăng ký kinh doanh dưới một hình thức khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
- Chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những điều kiện để làm được giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể
- Cá nhân đăng ký phải là công dân Việt Nam, đã đủ 18 tuổi.
- Cá nhân có đủ tư cách pháp nhân và hành vi dân sự.
- Cá nhân hoặc tổ chức đăng ký không thuộc những trường hợp bị pháp luật cấm kinh doanh; người đang trong thời gian bị điều tra hoặc thi hành án.
Quang Minh tư vấn về hồ sơ cần chuẩn bị
Để chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn cần chuẩn tất cả những giấy tờ sau:
- Chuẩn bị văn bả/giấy tờ có nội dung đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
- Bản sao của hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà riêng hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đã đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).
Đối với trường hợp tất cả các thành viên hộ gia đình cùng nhau góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì sẽ cần bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ chứng thực cá nhân CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp giữa các thành viên thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ của văn bản ủy quyền từ các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh và thực hiện các công tác quản lý;
- Văn bản ủy quyền cho một người đi nộp hồ sơ (nếu có);
- Bản sao hợp lệ của một chứng chỉ hành nghề (nếu có).
Trên đây Quang Minh Consulting vừa hướng dẫn bạn chuẩn bị những điều cần nhất để làm giấy đăng ký hộ cá thể. Giấy kinh doanh hộ cá thể sẽ được hoàn thành sớm nếu như có sự hỗ trợ của chúng tôi – Công ty Tư vấn Luật Quang Minh. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn cách thức thực hiện và sớm đi đến thành công.
Bài viết liên quan mà bạn cần quan tâm:
Tra cứu đăng ký kinh doanh hộ cá thể – Cụ thể và nhanh chóng
Đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể và những điều cần lưu ý
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể mới nhất
Hủy đăng ký kinh doanh hộ cá thể thực hiện như thế nào?
Hướng dẫn đăng ký kinh doanh hộ cá thể chi tiết nhất
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể cần những gì? – Chi tiết và cụ thể
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể thực hiện thế nào và cách tính chi tiết