Khi hình thức góp vốn cùng phát triển kinh doanh đang là xu hướng thì nhu cầu thành lập công ty cổ phần cũng ngày càng cao. Vì thế, thành lập công ty cổ phần cần những gì? là điều mà nhiều cá nhân và doanh nghiệp quan tâm.
Bạn đang muốn thành lập công ty cổ phần nhưng không biết thành lập công ty cổ phần cần những gì? Điều kiện thành lập ra sao và hồ sơ thành lập gồm những gì? Tất cả sẽ được Quang Minh – Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ giải đáp qua những thông tin dưới đây. Bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo nhé.
Công ty cổ phần là gì?
Trước khi tìm hiểu thành lập công ty cổ phần cần những gì? bạn cần hiểu về hình thức công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và cổ đông công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân với số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong số vốn mình đã đóng góp và được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ một số trường hợp không được chuyển nhượng hoặc cấm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý để thành lập công ty cổ phần
Để thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp phải được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý gồm các điều kiện về ngành nghề kinh doanh, về vốn thành lập và đồng thời phải thực hiện đúng quy trình thủ tục đăng ký thành lập công ty để có thể thành lập công ty cổ phần. Điều này đảm bảo lợi ích của xã hội nói chung và quyền lợi của các cổ đông nói riêng.
Hành lang pháp lý cần đặc biệt quan tâm trước khi tiến hành thành lập công ty cổ phần bao gồm những quy định sau:
-
- Điều 17 đến Điều 45 của Chương 2 Luật doanh nghiệp 2020.
- Nghị định số 1/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 1/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. Thông tư này do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Những điều kiện thành lập công ty cổ phần
Điều kiện thành lập công ty cổ phần là câu trả lời cho câu hỏi thành lập công ty cổ phần cần những gì? Dưới đây là những điều kiện cần có đối với việc thành lập công ty cổ phần.
1. Số lượng các thành viên cổ đông góp vốn
Số lượng cổ đông góp vốn lúc thành lập phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập và không hạn chế số lượng tối đa.
2. Tên của công ty cổ phần
Không đặt tên công ty trùng lặp hay dễ nhầm lẫn với những công ty đã đăng ký trước đó trong phạm vi cả nước, tên công ty bao gồm loại hình công ty + tên riêng.
3. Trụ sở công ty cổ phần
Khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch và trụ sở công ty phải có địa chỉ cụ thể rõ ràng, không được là chung cư hoặc khu nhà ở tập thể.
4. Điều kiện ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần
Không thuộc các ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập công ty như điều kiện về mức vốn đăng ký, chứng chỉ cho ngành nghề kinh doanh để đủ điều kiện hoạt động.
5. Vốn điều lệ cùng với vốn pháp định của công ty
Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định, doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ có liên quan đến mức thuế môn bài mà công ty bắt buộc phải đóng.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có của công ty theo quy định của pháp luật để có thể thành lập doanh nghiệp và chỉ áp dụng với một số ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện theo quy định.
6. Điều kiện về người đại diện pháp luật công ty cổ phần
Có thể có hơn 1 người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần. Thông thường, nếu công ty cổ phần chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì đó là chủ tịch hội đồng quản trị hoặc giám đốc. Trong trường hợp có nhiều người đại diện pháp luật thì người đại diện cho công ty cổ phần là chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc.
7. Điều kiện về các thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần
Số thành viên hội đồng quản trị được quy định phải từ 3 trở lên và không quá 11 thành viên và số lượng thành viên cụ thể do điều lệ công ty quy định. Thành viên hội đồng quản trị phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty cổ phần, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần cần những gì?
Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký thành lập công ty cổ phần là một trong những điều cần có, bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp là công ty cổ phần.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách các cổ đông góp vốn sáng lập công ty cổ phần.
- Bản sao công chứng các giấy tờ cá nhân của cổ đông công ty trong trường hợp cổ đông là cá nhân.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các tổ chức, giấy tờ cá nhân chứng thực của người đại diện trong trường hợp cổ đông là tổ chức.
Những việc cần tiến hành làm ngay sau khi thành lập công ty cổ phần
Sau khi thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp cần tiến hành hoàn tất các thủ tục sau để công ty đi vào hoạt động kinh doanh hợp pháp.
- Công bố thông tin công ty trên trang Cổng thông tin quốc gia.
- Khắc con dấu cho công ty.
- Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty cổ phần.
- Kê khai thuế và nộp thuế môn bài (thời hạn 30 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
- Đăng ký mở số tài khoản ngân hàng cho công ty.
- Mua chữ ký số cho công ty cổ phần.
- Đặt hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn cho doanh nghiệp.
Thành lập công ty cổ phần là điều không hề đơn giản. Hy vọng những chia sẻ trên của Quang Minh đã phần nào giúp bạn trả lời câu hỏi thành lập công ty cổ phần cần những gì. Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn xung quanh việc thành lập công ty cổ phần. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé. Quang Minh Consulting sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn các vấn đề về pháp lý công ty cũng như các hồ sơ, thủ tục để bạn có thể thành lập công ty cổ phần nhanh nhất.
Bài viết liên quan mà bạn cần quan tâm:
Vốn điều lệ công ty cổ phần là bao nhiêu? – Tư Vấn Luật Quang Minh
Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần – Mẫu mới nhất
Quyết định thành lập công ty cổ phần – Hướng dẫn chi tiết nhất
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH?
Thủ tục thành lập công ty cổ phần (JSC) theo đúng quy định