Khi bắt đầu khởi sự kinh doanh, quyết định về loại hình công ty là bước đầu tiên nhưng có tầm quan trọng lớn trong việc vận hành. Hiện nay, chúng ta có thể lựa chọn nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau để vận hành kinh doanh. Mỗi loại hình đều có điểm mạnh và hạn chế khác nhau. Tuy nhiên, loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được lựa chọn đăng ký nhiều nhất tại Việt Nam. Tại sao hai loại hình công ty này lại được lựa chọn nhiều. Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH?
Công ty Quang Minh sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này để bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện của mình.
Tại sao công ty cổ phần và công ty TNHH lại trở nên phổ biến nhất?
Liên quan đến việc chịu trách nhiệm công ty
- Công ty tư nhân và công ty hợp doanh: Chịu trách nhiệm công ty bằng bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Công ty cổ phần, công ty TNHH: Chịu trách nhiệm trong giới hạn số vốn đã góp/ số cổ phần đã mua và đã đăng ký mua.
Do đó, mức độ rủi ro của công ty cổ phần và công ty TNHH là ít hơn so với các loại hình khác. Cá nhân hay tổ chức chỉ cần chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi góp vốn của mình.
Liên quan đến việc thu hút nguồn vốn cho công ty
- Công ty tư nhân, công ty hợp danh: Không được phát hành chứng khoán.
- Công ty cổ phần: Được phép phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán nhằm huy động vốn. Đây là quyền lợi duy chỉ có công ty cổ phần mới có.
- Công ty TNHH: hiện nay đã được quyền phát hành trái phiếu.
Nếu như trước đây, duy chỉ có công ty cổ phần mới có quyền phát hành cổ phần cổ phiếu, thì theo Luật doanh nghiệp hiện hành, công ty TNHH cũng được phát hành trái phiếu. Do vậy, về khả năng huy động vốn, công ty cổ phần và công ty TNHH có điểm mạnh hơn các loại hình khác.
Liên quan đến việc quản lý và điều hành công ty
Công ty cổ phần và công ty TNHH có nhiều lợi thế hơn khi đề cập đến việc quản lý doanh nghiệp. Khi công ty có nhiều cổ đông hay thành viên góp vốn tham gia điều hành kinh doanh, áp lực được giảm tải. Đồng thời, các thành viên có thể bổ trợ lẫn nhau về kỹ năng quản lý doanh nghiệp.
Đối với công ty tư nhân, người chủ sẽ chịu nhiều áp lực quản lý. Họ tự quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi đó, loại hình công ty hợp danh chưa phổ biến tại Việt Nam.
Với những lý do trên và nhiều quy định ưu tiên khác trong Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần và công ty TNHH được lựa chọn thành lập nhiều hơn.
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH là hợp lý?
Như đã phân tích ở trên, loại hình công ty cổ phần và TNHH rất phổ biến tại Việt Nam. Vậy nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH? Phần nội dung dưới đây sẽ trình bày cơ bản về điểm mạnh và hạn chế của hai loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH. Bạn có thể cân nhắc nên chọn dịch vụ thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH dựa trên điều kiện và nhu cầu của bản thân để đưa ra quyết định.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình công ty:
- Có vốn điều lệ được phân thành nhiều phần có giá trị bằng nhau, và chúng được gọi là cổ phần.
- Cổ đông là những cá nhân hay tổ chức nắm giữ cổ phần. Số lượng cổ đông của công ty cổ phần ít nhất là 03 và không xác định số lượng tối đa.
- Cổ đông có trách nhiệm nghĩa vụ tại sản và số nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty đó.
- Các cổ đông được chuyển nhượng cổ phần cách tự do, ngoài trừ một số trường hợp được quy định.
- Công ty cổ phần có những quyền lợi đặc thù, là được phép phát hành các loại cổ phần, trái phiếu và chứng khoán.
Điểm mạnh của công ty cổ phần
- Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của cổ đông chỉ xác định trong phạm vi góp vốn. Vì thế, mức rủi ro của các cổ đông thấp.
- Công ty cổ phần có khả năng hoạt động trong phạm vi rất rộng với các lịch vực, ngành nghề khác nhau.
- Cơ cấu vốn linh hoạt để nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
- Khả năng huy động nguồn vốn rất cao, qua việc phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.
- Việc sang nhượng vốn trong Công ty khá dễ dàng. Cán bộ công chức cũng được phép mua cổ phiếu của Công ty cổ phần.
Hạn chế của công ty cổ phần
- Việc điều hành công ty cổ phần phức tạp vì có rất nhiều cổ đông, có thể họ không quen biết nhau và có thể nảy sinh các nhóm cổ đông đối lập nhau về lợi ích;
- Quá trình thành lập và công tác quản lý công ty cổ phần khá phức tạp. Bởi lẽ các quy định của pháp luật ràng buộc chặt chẽ, nhất là về tài chính và kế toán.
- Khả năng giữ bảo mật kinh doanh và tài chính bị giới hạn vì yêu cầu công khai và báo cáo với các cổ đông.
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH? Điểm mạnh và hạn chế của công ty TNHH
Công ty TNHH cũng là loại hình công ty được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thành lập. Kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh, công ty TNHH sẽ có tư cách pháp nhân. Có 2 phương thức khác nhau trong loại hình TNHH. Đó là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Mỗi phương thức có điểm mạnh và hạn chế riêng, chúng ta hãy tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn nhé.
Công ty TNHH 1 thành viên là công ty:
- Có thể do một cá nhân hay tổ chức được đứng tên làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu có nghĩa vụ trách nhiệm về nợ nần và tài sản khác của công ty xoay quanh số vốn điều lệ của công ty.
- Không được phép phát hành cổ phần, nếu muốn phải chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Được phát hành trái phiếu theo luật định.
Điểm mạnh của công ty TNHH 1 thành viên
- Điểm mạnh của loại hình công ty TNHH 1 thành viên là chủ sở hữu có toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề về hoạt động của công ty.
- Một cá nhân duy nhất cũng được thành lập công ty.
- Công ty có tư cách pháp nhân. Do đó, chủ công ty chỉ trách nhiệm đến công ty xoay quanh số vốn góp vào công ty. Đây là điểm mạnh hơn so với công ty tư nhân.
- Cơ cấu tổ chức gọn gang và linh hoạt, thủ tục thành lập đơn giản.
- Được phát hành trái phiếu nên việc huy động vốn của công ty sẽ dễ dàng hơn trước đây.
Hạn chế cần biết của công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH 1 thành viên gặp phải sự điều chỉnh của pháp luật chặt hơn.
- Khả năng huy động vốn kém linh hoạt hơn so với công ty cổ phần, vì không được phép phát hành cổ phiếu.
- Tiền lương dành cho Chủ sở hữu không được xem là chi phí hợp lý khi khai báo thuế thu nhập công ty.
- Không được rút vốn trực tiếp. Thay vào đó, sang nhượng một phần hay toàn bộ số vốn cho tổ chức hay cá nhân khác, hay phát hành trái phiếu.
Trong khi đó, công ty TNHH 2 thành viên trở lên là
- Doanh nghiệp có số thành viên từ 02 đến tối đa là 50. Các thành viên chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản của công ty trong khoản vốn đã góp vào. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Không được phép phát hành cổ phần như công ty cổ phần.
- Được quyền phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điểm mạnh của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Các thành viên chỉ trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Điều này ít gây rủi ro cho người góp vốn.
- Các thành viên thường là người quen biết nhau nên việc điều hành không quá phức tạp.
- Việc sang nhượng vốn khá chặt chẽ. Nhà đầu tư có thể kiểm soát được việc thay đổi các thành viên dễ dàng. Các thành viên muốn sang nhượng vốn phải ưu tiên sang nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty.
- Việc huy động vốn dễ dàng hơn trước vì được phát hành trái phiếu.
Hạn chế cần biết của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Uy tín của công ty có thể bị tác động. Vì thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn của mình.
- Chịu sự điều chỉnh chặt của pháp luật hơn các loại hình khác.
- Việc huy động vốn hạn chế hơn công ty cổ phần vì không được phát hành cổ phiếu.
- Số lượng thành viên giới hạn từ 02 đến 50 người.
Như thế, nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc dựa trên điều kiện bản thân như sau:
- Nếu là doanh nghiệp nhỏ, số vốn ít, lượng khách hàng ít… thì công ty TNHH có thể là sự lựa chọn hợp lý. Khi thành lập và vận hành, các thủ tục pháp lý, kế toán và thuế được đơn giản hoá.
- Nếu bạn ưu tiên hướng đến việc huy động nguồn vốn và thu hút đầu tư, việc thành lập công ty cô phần sẽ là lợi thế.
Hy vọng nội dung trong bài viết giúp bạn trả lời câu hỏi nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH. Nếu chưa biết nên chọn loại hình doanh nghiệp nào. Hãy liên hệ với Quang Minh Consulting để được tư vấn thành lập công ty. Chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại tphcm và các tỉnh thành khác. Cam kết chất lượng – uy tín và giá cả hợp lý cho khách hàng.
[box type=”note”]
Bài viết liên quan mà bạn cần quan tâm:
Thành lập công ty cổ phần cần những gì? – Tư vấn Luật Quang Minh
Thủ tục thành lập công ty cổ phần (JSC) theo đúng quy định
[/box]
[box type=”note”]
Bài viết cùng chuyên mục:
Thành lập công ty cổ phần
Thành lập công ty cổ phần cần những gì
Sáp nhập công ty cổ phần
Quy định về chuyển nhượng công ty cổ phần
Chức danh trong công ty cổ phần
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần
Tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Hồ sơ và thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Vốn điều lệ công ty cổ phần là bao nhiêu?
Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần
Quyết định thành lập công ty cổ phần
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH?
[/box]